Trầm cảm sau sinh là vấn đề xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ sau sinh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 82X Beauty tìm hiểu về dấu hiệu trầm cảm sau sinh và các biện pháp khắc phục để giúp các chị em phụ nữ có thể giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả nhất nhé!
1. Triệu chứng trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression) là một dạng trầm cảm mà phụ nữ có thể trải qua sau khi sinh con. Đây là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và tâm lý, hành vi sau khi sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, tinh thần bất ổn, mệt mỏi, lo lắng, cáu gắt, những cảm giác tuyệt vọng và thiếu hứng thú đối với cuộc sống. Tình trạng rối loạn này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu sau sinh và có thể kéo dài đến nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó vẫn được xem là một tình trạng nghiêm trọng và cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những tác động xấu đến sức khỏe của bản thân người mẹ và con cái.
Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression) là một dạng trầm cảm mà phụ nữ có thể trải qua sau khi sinh con
2. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
2.1. Thay đổi nội tiết tố
Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ trải qua sự thay đổi về nội tiết tố bao gồm việc giảm hormone progesterone và estrogen. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và góp phần dẫn đến tình trạng trầm cảm ở mẹ bỉm sữa.
2.2. Stress và mệt mỏi
Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Điều này có thể khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tình trạng mất ngủ và về lâu dài có thể làm gia tăng khả năng bị trầm cảm.

Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, có thể khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi
2.3. Sự thay đổi trong cuộc sống
Khi có sự thay đổi lớn trong cuộc sống khi gia đình có thêm một thành viên mới, người mẹ phải tập trung nhiều hơn vào việc chăm con và giảm đi quãng thời gian dành cho bản thân. Điều nà có thể làm cho người phụ nữ cảm thấy bị tủi thân, tổn thương và cô đơn.
3. Một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh phổ biến
Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể khác biệt ở mỗi người. Một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường xuất hiện gồm có:
3.1. Thiếu năng lượng và khó tập trung
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể bao gồm cảm giác mệt mỏi, suy sụp năng lượng và khó tập trung. Việc trải qua quá trình mang thai và sinh con vô cùng vất vả cùng với sự thay đổi hormone nội tiết tố và việc chăm sóc con cái sẽ khiến cho người mẹ trở nên mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Điều này dẫn đến việc người mẹ không còn đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày và không thể tập trung vào công việc.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể bao gồm cảm giác mệt mỏi, suy sụp năng lượng và khó tập trung
3.2. Không có cảm giác gắn kết với con
Một trong những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh là cảm giác thiếu gắn kết mẹ con, không cảm thấy hứng thú và không muốn quan tâm tới con. Đây là một trạng thái cảm xúc đáng lo ngại và cần được chú ý.
Người mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể cảm thấy mất đi niềm vui và hứng thú trong việc chăm sóc con. Mẹ có thể không cảm nhận được tình yêu và sự kết nối với con, dẫn đến cảm giác xa lạ và cô đơn. Những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực cũng có thể xuất hiện, khiến mẹ không còn quan tâm và không muốn chăm sóc hay tham gia vào các hoạt động cùng con.
3.3. Tự trách bản thân hoặc có ý tự hại
Trầm cảm sau sinh có thể đến từ việc người mẹ có những suy nghĩ, đánh giá tiêu cực về bản thân. Sản phụ có thể cảm thấy bản thân mình không làm tốt trong vai trò người mẹ và cho rằng họ không xứng đáng nhận được sự quan tâm và yêu thương từ mọi người xung quanh. Đây là dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng, có thể khiến người mẹ thêm phần áp lực và thậm chí hình thành suy nghĩ về việc tự ngược đãi bản thân hoặc tự tử.

Trầm cảm sau sinh có thể khiến người mẹ thêm phần áp lực và thậm chí hình thành suy nghĩ về việc tự ngược đãi bản thân
4. Các loại trầm cảm sau sinh thường gặp
4.1. Hội chứng Baby Blues
Hội chứng Baby Blues được coi là một phản ứng thông thường của cơ thể người mẹ đối với sự thay đổi lớn về hormone và tình trạng mới sau quá trình sinh nở. Tình trạng tâm lý này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.
Một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh của hội chứng Baby Blues có thể kể đến như:
- Người mẹ thường có những cảm xúc phức tạp và thay đổi nhanh chóng như buồn bã, khóc nhiều, lo lắng, mất kiên nhẫn, dễ cáu gắt hoặc căng thẳng.
- Người mẹ có thể trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Những chuyện nhỏ cũng có thể gây ra cảm giác bị tổn thương hoặc xúc phạm.
- Hội chứng Baby Blues có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ của người mẹ.
Mặc dù Baby Blues là một dạng trầm cảm nhẹ nhưng những triệu chứng của tình trạng này có thể kéo dài hơn bình thường hoặc có những tác động nghiêm trọng. Chính vì vậy, các mẹ bỉm sữa nên tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên gia để đánh giá và điều trị kịp thời.
4.2. Trầm cảm sau sinh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 10% bà mẹ mắc phải tình trạng trầm cảm sau sinh và thường xuất hiện sau 3 tuần kể từ khi em bé chào đời. Dấu hiệu nhận biết mẹ bị trầm cảm sau sinh bao gồm: thường xuyên khóc, không thể tập trung, khó đưa ra quyết định, thiếu tự tin, chán ghét bản thân và thậm chí nghiêm trọng hơn là có ý định tự tử.
4.3. Rối loạn tâm thần sau sinh
Rối loạn tâm thần sau sinh bắt đầu xuất hiện trong vòng hai tuần đầu tiên sau khi sinh và đạt đỉnh điểm ở 1-3 tháng tiếp theo. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 7 phụ nữ vừa sinh con thì lại có 1 người bị trầm cảm sau sinh. Có 85% phụ nữ sau sinh có biểu hiện trầm cảm sau sinh với những dấu hiệu bất thường về tâm lý với triệu chứng cảm xúc như dễ khóc, dễ dao động, mất ngủ, lo âu, kích động, gây hấn, hoang tưởng.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường có những dấu hiệu bất thường về tâm lý với triệu chứng cảm xúc như dễ khóc, dễ dao động, mất ngủ
Không những ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ mà rối loạn tâm thần sau sinh còn liên quan tới tính mạng, sức khỏe của con và các thành viên trong gia đình. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả sản phụ và mọi người xung quanh, tránh xảy ra những hậu quả nặng nề đáng tiếc.
5. Một số lưu ý giúp mẹ bỉm sữa khắc phục trầm cảm sau sinh
- Tâm lý trị liệu: Trò chuyện, chia sẻ cùng các bác sĩ, chuyên gia tâm lý là một cách hiệu quả giúp sản phụ thay đổi cảm xúc và suy nghĩ.
- Sử dụng thuốc ngủ: Mất ngủ là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh trầm cảm kéo dài. Vì vậy để khắc phục trầm cảm sau sinh, các bác sĩ thường kê thuốc ngủ để hỗ trợ các mẹ có thể ngủ đủ giấc và tỉnh táo tinh thần. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý uống đúng liều lượng đã được hướng dẫn, không được uống thuốc quá liều để tránh gây ra các tác dụng phụ hoặc rủi ro ngoài tầm kiểm soát.
- Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm: Thông thường, phụ nữ bị trầm cảm sau sinh được khuyên dùng thuốc chống trầm cảm trong ít nhất từ sáu tháng đến một năm để tránh tái phát và sau đó giảm dần hoặc cũng có thể tiếp tục sử dụng thuốc lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Trên đây là thông tin mà 82X Beauty muốn chia sẻ tới bạn về dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về tình trạng này và sớm nhận ra các dấu hiệu để kịp thời được hỗ trợ và điều trị.