Dưỡng da

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những căn cứ quan trọng để bạn có thể sắp xếp các kế hoạch mang thai, tránh thai hay chuẩn bị cho ngày “đèn đỏ”. Không những vậy chỉ số này còn là một căn cứ quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn!

Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì, được tính như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cùng Hello!PháiĐẹp nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình thay đổi sinh lý phức tạp, lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ của phụ nữ bao gồm chọn lọc noãn, phóng noãn ( rụng trứng), trứng làm tổ và kết quả là hiện tượng hành kinh kèm theo một số dấu hiệu khác. Tất cả được diễn ra dưới sự ảnh hưởng và kiếm soát của những hormone quan trọng được tiết ra từ vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng như FSH, LH, Estrogen, Progesterone và một số chất khác của cơ thể.

Chu kỳ kinh nguyệt với biểu hiện dễ thấy nhất là hiện tượng hành kinh kèm theo một số dấu hiệu và triệu chứng khác.

Thông thường, nếu không có vấn đề gì phát sinh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là 1 khoảng thời gian cố định hoặc có thay đổi nhưng không nhiều.

Đồng thời chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố phản ảnh rõ ràng tình trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, bất cứ rối loạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý và gây khó khăn cho quá trình sinh sản.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu tính từ ngày nào? Kéo dài bao nhiêu ngày?

Câu trả lời là từ ngày đầu tiên của vòng kinh trước, đến ngày đầu tiên của vòng kinh tiếp theo, thông thường sẽ rơi vào khoảng từ 21-35 ngày, phụ thuộc rất lớn và thời gian trưởng thành của noãn, thường gặp nhất là 28 ngày.

Để thực hiện bạn chỉ cần 1 cuốn lịch nhỏ và làm theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: Đánh dấu vào ngày đầu tiên “đèn đỏ”, đây chính là ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Bước 2: Tiếp tục theo dõi và đánh dấu ngày xuất hiện “ đền đỏ” tiếp theo, đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 3: Từ 2 kết quả trên, bạn tính khoảng thời gian giữa 2 lần đèn đỏ, đây chính là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Bước 4: Theo dõi liên tục như vậy trong vòng 6 tháng, bạn sẽ tính ra được chu kỳ kinh nguyệt trung bình, đây sẽ là căn cứ để bạn xác định rất nhiều vấn đề:

  • Ngày rụng trứng
  • Ngày dễ có thai và ngày an toàn
  • Ngày đèn đỏ tiếp theo
  • Tình trạng cơ thể và sức khỏe sinh sản của bạn.

Ví dụ minh họa:

Ngày đầu tiên của vòng kinh 1 là 01/05/2019

Ngày đầu tiên của vòng kinh 2 là 29/05/2019

Vậy chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.

Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt không phải là một con số tuyệt đối, bởi vậy “đèn đỏ” có thể ghé thăm bạn sớm hoặc muộn hơn 1-2 ngày là điều hoàn toàn bình thường.

> Xem ngay: 6 dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt chính xác nhất

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp

Như đã phân tích, chu kỳ kinh nguyệt là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn, bởi vậy bất cứ một rối loạn hay bệnh lý nào liên quan tới các cơ quan sinh sản hoặc nội tiết tố đều có thể gây ra bất thường. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp:

Vô kinh

Là hiện tượng không có kinh nguyệt, có thể là nguyên phát hoặc thứ phát với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đa kinh

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn 21 ngày khiến “đèn đỏ” ghé thăm thường xuyên, được gọi là đa kinh. Nguyên nhân bởi noãn phát triển nhanh khiến thời gian bị rút ngắn.

Cách điều trị phù hợp và sử dụng liệu pháp hormone theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Kinh thưa

Ngược lại nếu chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày sẽ được gọi là kinh thưa, nguyên nhân thường gặp là bởi giai đoạn phát triển của nang noãn kéo dài và không cần điều trị.

Rối loạn kinh nguyệt

Là hiện tượng kinh nguyệt của bạn xuất hiện không theo chu kỳ cố định, tình trạng này có thể gặp phải trong trong những thời điểm như khi mới bước vào tuổi dậy thì, sau sinh hoặc tiền mãn kinh.

Tuy nhiên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kèm theo những triệu chứng như đau bụng dai dẳng, khí hư ra nhiều và có mùi – màu bất thường, rong kinh thì lại là dấu hiệu bệnh lý cần phải thăm khám chi tiết.

Bài viết bạn có thể quan tâm:

Hi vọng rằng với lượng thông tin vừa cung cấp có thể giúp bạn tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình một cách dễ dàng nhất.

Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về tình yêu, hôn nhân hay chuyện vợ chồng đang chờ bạn khám phá, cùng tiếp tục đồng hành cùng Hello!PháiĐẹp trong hành trình ý nghĩa này nhé!

Rate this post
About Author

Phúc Long