Cách dưỡng ẩm cho da khô
Làn da khô là làn da thiếu dầu gây nên hiện tượng khô ráp, dễ bị nếp nhăn, lão hóa hơn các loại da khác. Chính vì vậy, cần dành sự quan tâm và chăm sóc hàng ngày với những sản phẩm phù hợp. Mỗi bước trong quy trình dưỡng da thường có nhiều bước và mỗi bước đều đóng vai trò nhất định. Vậy, chăm sóc da khô gồm những bước nào?
Phân biệt các loại da khô
Da khô là tình trạng da phổ biến và do tác động từ nhiều nguyên nhân gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, da khô không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng da liễu và khó điều trị.
Da khô
Da khô một tình trạng da được đặc trưng bởi thiếu một lượng nước thích hợp trong lớp biểu bì của da.
Da bị khô và mụn
Ở da khô, lớp màng bảo vệ tự nhiên này khá yếu, khả năng bảo vệ cũng như tái tạo da cũng kém hơn khiến hiện tượng tế bào chết tích tụ trên bề mặt da diễn ra thường xuyên hơn. Và chính những tế bào chết này chính là thủ phạm gây tắc lỗ chân lông khiến da khô nổi mụn.
Nguyên nhân gây khô da
1. Rửa mặt quá nhiều
Làm sạch quá nhiều là lý do khiến da siêu khô. Bởi làn da đã có một hàng rào bảo vệ tự nhiên, bao gồm dầu, nước và mốt sớt thứ gọi là “các yếu tố giữ ẩm tự nhiên”. Vì vậy, khi chúng ta rửa da bằng sữa rửa mặt, xà phòng hoặc sữa tắm, nó sẽ loại bỏ tất cả các chất dưỡng ẩm tốt cho da. Chúng ta nên rửa mặt với sữa rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa mặt sạch dưới vòi sen vào buổi sáng.
2. Dùng nước quá nóng hoặc sản phẩm làm sạch ảnh hướng đến độ pH da
Tiếp xúc quá nhiều với nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu thiết yếu trên da, dẫn đến kích ứng và viêm.
Tiếp đến, nếu sử dụng một số sản phẩm có độ pH kiềm cũng có thể phá vỡ lớp da bên ngoài. Trong khi đó, da của chúng ta có tính axit nhẹ. Tính axit này là một trong những cách da của chúng ta được bảo vệ khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường khác. Sản phẩm có tính kiềm khi tiếp xúc lên da sẽ gây ra tình trạng khô da.
3. Tẩy tế bào chết nhiều hơn mức cần thiết
Tẩy tế bào chết chắc chắn là một bước quan trọng trong thói quen chăm sóc da của bạn, nhưng bạn có thể lạm dụng nó. Các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì tối đa hai lần một tuần và thậm chí ít thường xuyên hơn đối với da khô. Tẩy tế bào chết phải đi kèm với việc bổ sung lượng dầu và độ ẩm đã mất trên da. Chọn một loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều dầu hơn nước để giúp giữ ẩm cho da sau khi tẩy tế bào chết.
4. Uống không đủ nước
Việc bổ sung nước cho cơ thể thì một chế độ ăn uống giàu chất béo lành mạnh có thể giúp cải thiện khả năng giữ ẩm của da. Bạn có thể lấy dầu omega-3 và omega-6 từ các loại thực phẩm như cá hồi, các loại hạt. Chúng giữ cho lớp màng bao quanh mỗi tế bào da luôn khỏe mạnh để khóa ẩm cho da.
Các dấu hiệu nhận biết
- Da khô nhẹ có thể cảm nhận là căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu. Độ đàn hồi của da cũng thấp.
- Da khô bong tróc vảy nhẹ hoặc dễ bong từng mảng.
- Làn da thô ráp khi sờ vào và có cảm giác ngứa ngáy, khô căng.
- Trên da xuất hiện mức mảng bong tróc ở nhiều mức độ khác nhau
Các bước chăm sóc da khô
BƯỚC 1: TẨY TRANG
Tẩy trang là bước đầu tiên trong cách dưỡng ẩm cho da khô. Tẩy trang bằng dầu đem đến kết quả làm sạch tốt hơn, giúp cuốn bay các lớp trang điểm và làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Tuy nhiên các cô gái với làn da căng mọng lại yêu thích nước tẩy trang dành cho da khô chuyên dụng hơn.
- Sử dụng 1 lượng vừa đủ
- Dùng bông tẩy trang lau sạch mặt để lấy đi lớp trang điểm, bụi bặm.
Xem thêm bài viết chi tiết về tẩy trang dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 2: SỮA RỬA MẶT
Để chăm sóc da khô, cá bạn nữ thường ưu tiên những loại sữa rửa mặt dành cho da khô có độ pH trung tính. Sữa rửa mặt dịu nhẹ với độ pH 5.5 sẽ không làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, giúp khả năng giữ ẩm tự nhiên được vẹn tròn hoàn hảo.
- Sau khi tẩy trang sạch sẽ, bạn tiến hành rửa mặt sạch với sửa rửa mặt
- Nên rửa mặt mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da khô vào buổi tối trước khi ngủ và rửa mặt bằng vòi sen vào buổi sáng
Xem thêm bài viết chi tiết về sữa rửa mặt dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 3: NƯỚC HOA HỒNG
Nước hoa hồng còn được gọi là toner cấp ẩm. Sau khi rửa mặt hoặc đơn giản là để da tiếp xúc với nước nên dùng nước hoa hồng da ngay lập tức. Nước hoa hồng rất cần thiết trong quy trình cách chăm sóc da mặt khô tại nhà, các bạn có thể làm nước hoa hồng tại nhà với nguyên liệu chính là hoa hồng hoặc lực chọn nước hoa hồng dành cho da khô
Sử dụng bông tẩy trang thấm chút toner dành cho da khô rồi lau nhẹ nhàng.
Xem thêm bài viết chi tiết về nước hoa hồng dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 4: TẨY TẾ BÀO CHẾT
Đối với việc chăm sóc da khô, bạn không nên bỏ qua bước tẩy tế bào chết. Sản phẩm ở bước này sẽ giúp loại bỏ những mảng da khô ráp, bong tróc trên bề mặt. Đồng thời, khi bề mặt da không còn da chết sẽ giúp việc hấp thụ dưỡng chất diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần và vào ban đêm để tránh những kích ứng và làm da thêm khô.
Xem thêm bài viết chi tiết về cách tẩy tế bào chết dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 5: MẶT NẠ GIẤY
Đắp mặt nạ giấy là cách cấp ẩm cho da khô nhanh chóng nhất và mang lại cảm giác thư giãn nhất. Bạn chỉ cần 2-3 lần mỗi tuần hoặc khi nào cảm thấy da cần cấp ẩm.
Xem thêm bài viết chi tiết về các mặt nạ dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 6: XỊT KHOÁNG
Xịt khoáng với các thành phần lành tính và tinh khiết rất phù hợp cho da khô và nhạy cảm, có khả năng cấp nước tức thời da khô, làm mềm da.
Xịt khoáng là một trong những bước rất quan trọng trong cách chăm sóc da khô hiệu quả.
BƯỚC 7: SERUM CẤP ẨM CHO DA MẶT
Serum cấp ẩm thường có chứa lượng lớn chất hút ẩm. Chúng là chất có khả năng cấp ẩm hiệu quả cho da và hút nước từ các lớn dưới của da lên bề mặt biểu bì da. Cho serum vào lòng bàn tay và làm nóng rồi áp lên mặt để da được hấp thụ tốt hơn. Nên sử dụng 1-2 lần mỗi ngày.
Xem thêm bài viết chi tiết về serum cấp ẩm dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 8: CÁCH CẤP ẨM CHO DA – KEM DƯỠNG ẨM
Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho da khô vào ban đêm để giữ ẩm trong da. Ngoài ra, kem dưỡng ban đêm còn giúp da trở nên mềm mại hơn.
Sử dụng sau khi serum hoàn toàn thẩm thấu vào da.
Xem thêm bài viết chi tiết về kem dưỡng ẩm dành cho da khô tại đây.
BƯỚC 9: KEM CHỐNG NẮNG
Tia cực tím bên ngoài vẫn hiện hữu và gây tổn thương nhất định cho da nếu bạn bỏ lơ kem chống nắng. Kem chống nắng dành cho da khô có tác dụng ngăn ngừa tia cực tím và cấp ẩm cho da, tăng khả năng đàn hồi da. Dù thời tiết có ra sao và ngay cả khi ở trong nhà, các cô gái cũng đừng quên thoa kem chống nắng.
Xem thêm bài viết chi tiết về kem chống nắng dành cho da khô tại đây.
Một số câu hỏi thường gặp :
1. Da bị khô phải làm thế nào?
Tẩy trang bằng dầu dừa hoặc dầu ô liu. Tiếp đến, rửa mặt với sữa rửa mặt cho da khô. Khi da còn ướt, thoa nước hoa hồng lên da ngay. Cuối cùng khóa ẩm với kem dưỡng ẩm dành cho da khô.
2. Da khô nên dùng mặt nạ gì?
Người sở hữu làn da khô nên đắp mặt nạ thường xuyên 3 lần/ tuần để cung cấp độ ẩm cho da. Một số loại mặt nạ cấp ẩm tốt nhất cho da khô bằng mặt nạ giấy hoặc bằng thiên nhiên như trái bơ, nha đam, dầu oliu, mật ong…
Cùng xem video các bước skincare cho da khô dưới đây nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: